Mục lục
1. Tìm hiểu chung về viêm phế quản
Viêm phế quản là là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, thường là diễn biến trở nặng sau những đợt viêm đường hô hấp trên.
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ sống ở khu vực đông đúc có nhiều nguồn lây bệnh. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ đang trong đợt cấp tính của cúm, cảm lạnh, sởi,... cũng là những đối tượng dễ mắc viêm phế quản. Những trẻ có sức đề kháng yếu, suy dinh dưỡng, đẻ non không chỉ có nguy cơ mắc bệnh cao mà còn dễ biến chứng trở nặng tạo thành những tổn thương nặng nề về sau.
Viêm phế quản là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em, để lại nhiều biến chứng nặng nề chỉ đứng sau bệnh tiêu chảy, vậy nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em là gì?
2. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em
Những yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ em, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Virus, và có khoảng 5% ca bệnh là gây ra do bội nhiễm vi khuẩn.
2.1. Viêm phế quản gây ra do Virus
Virus Rhinovirus, virus cúm A, cúm B, virus hợp bào hô hấp, Parainfluenza, hoặc Metapneumovirus ở người,... là nguyên nhân chính gây giai đoạn đầu của bệnh. Những chủng Virus này thường gây ra các đợt cấp của viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, ho, viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm thì Virus sẽ tăng sinh 1 cách nhanh chóng, lây lan rộng đến hai cuống phổi, khiến hệ thống khí quản bị sưng tấy, và tăng tiết dịch nhầy ở phổi. Khi dịch nhầy bị ứ đọng ở phổi và đường thở sẽ kích thích phản xạ ho ở trẻ, khiến trẻ thở gấp, khó thở, trong trường hợp nặng có thể quan sát thấy lồng ngực của trẻ bị lõm xuống khi thở. Nếu trẻ có các biểu hiện trên kèm với sốt kéo dài hoặc ho dai dẳng trong 2 đến 3 tuần thì khả năng cao trẻ đã bị viêm phế quản.
2.2. Viêm phế quản gây ra do vi khuẩn
Các chủng vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae,H. Influenzae, tụ cầu khuẩn, Bordetella pertussis, hay Chlamydia pneumoniae là nguyên nhân của ít hơn 5% số ca mắc viêm phế quản. Thông thường các chủng vi khuẩn này sẽ khu chú ở vùng mũi họng, khi có điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ tăng sinh, hoạt động mạnh từ đó gây ra những đợt viêm cấp.
Do đó thời điểm giao mùa, nhiệt độ chênh lệch cao khiến cơ thể không kịp thích nghi, môi trường ô nhiễm cũng chính là những nhân tố thuận lợi cho bệnh viêm phế quản bùng phát và trở nặng.
2.3. Viêm phế quản gây ra do môi trường bị ô nhiễm và khói thuốc lá
Khi người bệnh sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn sẽ khiến đường thở bị kích ứng, gây ho. Những cơ ho kéo dài dễ khiến đường thở bị tổn thương, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển.
Sử dụng thuốc lá dài ngày khiến cho hệ thống lông mao ở phổi bị tê liệt, khiến cho bụi bẩn, các yếu tố bệnh sinh không được tống xuất ra ngoài, lâu ngày sẽ ứ đọng ở phổi, tạo thành những ổ viêm nặng từ đó dẫn đến viêm phế quản mạn. Những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ cao mắc viêm phế quản.
3. Các triệu chứng điển hình của bệnh
3.1. Giai đoạn tiến triển
Các triệu chứng ban đầu thường là sốt nhẹ, đi kèm với ho khan ho liên tục và hắt hơi sổ mũi. Ở giai đoạn tiến triển, trẻ sẽ sốt khá cao, trẻ có hiện tượng khó thở, thở gắng sức, thở bằng miệng hoặc xuất hiện các cơn khò khè.
Với những trường hợp nặng sẽ có hiện tượng sốt cao, da dẻ tím tái, lồng ngực bị lõm khi hít thở, đôi khi còn xuất hiện các biểu hiện về thần kinh như l bì, hoặc các cơn co giật.
Biểu hiện của viêm phế quản ở trẻ em
3.2. Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn này trẻ sẽ sốt rất cao thậm chí lên đến 40 độ C, đi cùng là những cơn ho đờm dai dẳng và kéo dài. Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, khi nằm ngủ sẽ thấy có những tiếng rít, nhịp thở nhanh gấp gáp.
4. Chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, diễn biến bệnh phức tạp thì cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để thăm sớm, nắm được nguyên nhân bệnh sẽ giúp việc xử trí trở nên dễ dàng hơn.
Nguyên tắc trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em là luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, dùng các chế phẩm vệ sinh, nước muỗi để làm sạch đường thở và tống xuất đờm ra khỏi cơ thể. Khi chưa rõ nguyên nhân thì không được tự ý cho bé sử dụng kháng sinh.
Với trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ không biết khạc đờm, động tác ho yếu sẽ rất dễ gây đặc đờm, nghẹt đờm ở đường hô hấp. Trong trường hợp này cha mẹ phải đưa con đi ép đờm, hút mũi. Không sử dụng các loại thuốc giảm phản xạ ho do có thể làm chất nhày đặc lại và ứ đọng ở đường thở.
Tích cực uống nhiều nước ấm, để giúp loãng loãng bớt dịch nhày, đối với trẻ vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ thì cần tăng cường cho bé bú.
Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng NaCl 0,9% để hạn chế sự nhân lên của các chủng vi khuẩn gây bệnh, giữ đường thở luôn thông thoáng.
Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, không khí bụi bẩn, lông động vật, khói thuốc lá chính là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý đường hô hấp.
Trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, dưới 38 độ C cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, oresol, cởi bớt đồ và chườm ấm cho trẻ để trẻ nhanh hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể cho trẻ uống Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt, dùng thuốc theo liều lượng được thầy thuốc chỉ định.
Khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không ép trẻ ăn nhiều thức ăn, chỉ cần cho trẻ uống đủ nước, dung dịch oresol, tăng cường bổ sung các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, nước dừa, nếu trẻ cảm thấy thèm ăn, hết đắng miệng thì có nghĩa là bệnh của trẻ đã bắt đầu tiến triển tốt.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây
Đưa trẻ đi thăm khám ngay nếu có các biểu hiện sau:
Nếu trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt, hoặc cơn sốt vẫn kéo dài sau 3 ngày điều trị thì cần đưa trẻ đi thăm khám.
Trẻ có biểu hiện tím tái, nhịp thở nhanh và gấp, lồng ngực lõm sâu khi thở, nôn trớ.
Trẻ sinh non và trẻ nhũ nhi dưới 2 tháng tuổi, triệu chứng bệnh thường rất mơ hồ, không rõ ràng nhưng tiến triển lại rất nhanh và có diễn biến phức tạp. Do đó nếu thấy trẻ có dấu hiệu bỏ bú, quấy khóc, nôn trớ, tiêu chảy thì cần cho trẻ đi thăm khám ngay.
Viêm phế quản khó ông thể để điều trị dứt điểm, để kiểm soát bệnh tránh tái lại thì cha mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường bổ sung các loại trái cây tươi, rau xanh vào thực đơn để bổ sung các Vitamin thiết yếu nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Súc họng, vệ sinh mũi thường xuyên để hạn chế tối đa các yếu tố bệnh sinh.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: [email protected]
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.