Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào? Các phương pháp ăn dặm con khỏe, mẹ nhàn

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
6 tháng là cột mốc quan trọng ở giai đoạn phát triển trong 1000 ngày đầu đời của trẻ. Trẻ vận động nhiều hơn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn nên ngoài lượng sữa mẹ thì cần tập cho con ăn dặm dần. Tuy nhiên trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào để con hấp thu tốt mà không bị rối loạn tiêu hóa. Câu trả lời có trong bài viết dưới đây!

1. Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?

Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bỉm, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Điều mẹ cần quan tâm đó là các loại thực phẩm bổ sung vào thực đơn và lượng thức ăn bổ sung sao cho đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của con.

1.1. Trẻ 6 tháng ăn gì?

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ. Theo WHO, việc bú sữa mẹ sau 6 tháng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và tiếp nhận được nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào. 


Trẻ 6 tháng nên bắt đầu tập ăn từ những thực phẩm được xay, nghiền nhuyễn

Tuy nhiên để hệ tiêu hóa con làm quen với đa dạng các thực phẩm và có đủ dinh dưỡng phát triển tốt mẹ nên bổ sung thêm các nhóm chất vào thực đơn ăn dặm, bao gồm:

  • Tinh bột: Gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, các loại vitamin B1, B3, C, protein, sắt, canxi và nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Mẹ có thể ngâm gạo lứt để nấu cháo ăn dặm cho con kết hợp sử dụng bột yến mạch, hạt nấu cháo để thay đổi bữa. 

  • Chất béo: Tham gia vào quá trình phát triển não bộ và thể chất cho con. Chuyên gia cho biết, chất béo vừa là nguồn cung cấp năng lượng vừa hòa tan một số vitamin và khoáng chất giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cân đối chỉ cung cấp cho bé không quá 5ml/tuần. Một vài thực phẩm cung cấp chất béo cho trẻ an toàn như: dầu cá hồi, dầu oliu, dầu gấc,...

  • Chất đạm: Chứa nhiều trong các loại thịt gà, cá, tôm, thịt bò, các loại đậu, đậu tương, ngô,...Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt chưa nên bổ sung vào thực đơn quá nhiều thịt. Mới đầu mẹ có thể cho con làm quen với thịt lợn và thịt bò xay nhuyễn nấu cháo và bổ sung thêm đạm thực vật từ các loại đậu đỏ, đậu xanh, ngô,..Thủy hải sản như tôm, cua, cá thì chỉ nên cho con thử ăn với một lượng nhỏ và theo dõi vì dễ gây kích ứng.

  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên từ các loại rau củ như: rau ngót, cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi,...giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

1.2. Lượng thức ăn như thế nào là đủ?

Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ các món ăn dặm. Tuy nhiên, lúc này lượng sữa mẹ vẫn chiếm 3/4 trong thực đơn, mẹ chỉ cần bổ sung đủ 1 - 2 bữa ăn dặm/ngày là đủ. Đặc biệt mẹ nên cho con ăn các món ăn xay, nghiền nát. Có thể bắt đầu tập ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc, bột ăn dặm trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ để hệ tiêu hóa con làm quen với mùi vị và thức ăn thô, tránh bị kích ứng.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng

Để con hấp thu tốt trong giai đoạn này, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc "vàng" dưới đây:

  • Tập cho con ăn từ bột loãng đến đặc

  • Cho con làm quen với những thức ăn có vị giống sữa mẹ trước

  • Tập ăn với lượng ít sau đó tăng dần theo thời gian

  • Bắt đầu từ những món ăn có vị ngọt rồi mới chuyển dần sang vị mặn

  • Đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất (chất đạm - tinh bột - chất béo - vitamin và khoáng chất) và thay đổi thực đơn hàng ngày để con không bị chán

  • Thêm một chút dầu ăn chuyên dụng cho trẻ ăn dặm để hệ tiêu hóa dễ hấp thu hơn

  • Không nên cho thêm gia vị mắm, muối vào đồ ăn của con và tuyệt đối không ép trẻ ăn khi không muốn


Mẹ cần để con tự giác ăn, không nên bắt ép

3. Phương pháp ăn dặm cho trẻ 6 tháng

3.1. Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm truyền thống là sự kết hợp của món cháo với một số loại thịt, cá và rau củ quả và được rây hoặc xay nhỏ thành cháo xay. Đây là cách ăn dặm đã từ rất lâu đời và vẫn đang rất phổ biến hiện nay. Dưới đây là thực đơn mẫu theo kiểu truyền thống mẹ có thể tham khảo:

  • Cháo cà rốt xay nhuyễn kết hợp với sữa

  • Cháo đậu xanh bắp cải xay

  • Súp khoai tây với sữa

  • Cháo tôm với rau chân vịt

  • Cháo trứng cà chua

  • Cháo thịt bò măng tây xay nhuyễn

Các món cháo ăn dặm theo phương pháp truyền thống thì vừa đơn giản, tiết kiệm thời gian cho mẹ mà con lại dễ hấp thu. Tuy nhiên, lặp đi lặp lại các món cháo cũng sẽ khiến con chóng chán và không cảm nhận được rõ mùi vị của từng loại. 


Món ăn dặm theo kiểu truyền thống

3.2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật sẽ tập trung vào những thức ăn nguyên chất, đa dạng từ rau, củ, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá. Mỗi món sẽ được đựng trong một khay nhưng tách riêng biệt để con được lựa chọn và tự ăn.

Phương pháp này sẽ giúp cho con hứng thú với những bữa ăn, cũng như hình thành được thói quen tự lập và hỗ trợ cho quá trình phát triển vị giác. Đặc biệt, con sẽ tự điều chỉnh được lượng thức ăn và phát triển được kỹ năng nhai nuốt tốt hơn. Một số món ăn dặm mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Súp khoai tây

  • Cháo cà rốt

  • Cá sốt đậu Hà Lan

  • Cháo bí đỏ

  • Rau cải trộn đậu hũ

  • Cháo cá lóc

  • Khoai tây trộn sữa


3.3. Thực đơn ăn dặm kiểu tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (hay BLW) khuyến khích con tự lựa chọn món ăn và cách ăn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị đồ ăn và các dụng cụ ăn uống để con tự giác lựa chọn. Phương pháp này sẽ giúp con nhanh nhẹn hoạt bát hơn, rèn luyện được khả năng phối hợp tay, mắt, miệng. Đồng thời tăng khả năng nhận biết mùi vị của thức ăn, phát triển khứu giác vị giác sớm.

Tuy nhiên ở tháng thứ 6 trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên nấu những món thật mềm để con tự nhai và nuốt. Trước khi cho con ăn thì nên thử độ mềm bằng cách dùng tay bóp hoặc cho vào miệng nghiền nát bằng lưỡi thì đảm bảo đủ độ mềm.

Một số món ăn dặm bổ sung vào thực đơn áp dụng phương pháp BLW như: 

  • Súp lơ, măng tây, cà rốt hấp chấm với sốt bơ xay trộn sữa chua

  • Chả đậu xanh, củ cải luộc, 

  • Trứng gà chiên, bí đỏ luộc

  • Thịt viên chiên, cà rốt, táo , bắp cải hấp

  • Cá hồi chiên, đậu cove, khoai tây luộc

  • Nui luộc, súp lơ xanh, cà tím luộc

  • Khoai lang, su su luộc, Tôm áp chảo, đu đủ tráng miệng

Với phương pháp này đòi hỏi mẹ phải dành thời gian chuẩn bị nhiều hơn và bước dọn dẹp hơi vất vả. Ngoài ra, không cần bắt ép con ăn quá nhiều hoặc ăn no bởi lúc này ăn dặm chủ yếu để con làm quen với đồ ăn. Nguồn cung cấp dinh dưỡng chính vẫn là sữa mẹ.


Ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy: con tự chọn món ăn và cách ăn

Để phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả 3 phương pháp trên, hiện nay nhiều mẹ bỉm đã kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp. Các phương pháp sẽ được mẹ đan xen trong ngày tùy thuộc vào điều kiện thời gian của mẹ và khả năng hợp tác của con đảm bảo được con vui vẻ và ăn ngon miệng.

Ăn dặm là một chế độ cần thiết trong quá trình phát triển của con yêu. Hy vọng thông qua bài viết này, Neo Kids đã giúp mẹ giải đáp được vấn đề trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào. Nếu có điều gì thắc mắc, liên hệ ngay hotline 1900 5066 để nhận được giải đáp từ chuyên gia mẹ nhé!

Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Đỗ Dương
Dược sĩ Đỗ Dương

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, chuyên ngành Dược Lâm Sàng.

  • Facebook
  • Linkedin