Mục lục
1. Nguyên nhân khiến mắt trẻ bị sưng
Sưng nề ở ở mắt trẻ thường là biểu hiện của phản ứng viêm, xảy ra khi các mao mạch bị tổn thương khiến dịch (chủ yếu là nước) trong lòng mạch máu thoát ra các mô xung quanh dẫn đến phù nề. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, sưng mắt ở trẻ sẽ xuất hiện kèm với các triệu chứng như: mí mắt tấy đỏ, tăng đổ ghèn, chảy nước mắt bất thường, đau nhức mắt,... Trường hợp nặng, trẻ có thể bị sốt cao toàn thân.
Những nguyên nhân gây sưng mắt ở trẻ thường gặp như:
1.1 Dị ứng
Dị ứng xảy ra khi mắt trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng mắt như: khói thuốc lá, lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa,... Khi phản ứng dị ứng xảy ra, các chất trung gian hóa học như histamin được giải phóng mạnh mẽ. Quá trình này làm tăng tính thấm thành mạch, tăng thoát dịch ngoài lòng mạch vào các mô và khiến các vị trí quanh mắt phù nề.
Dị ứng có thể khiến mắt bé bị sưng húp
Khi bị dị ứng, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
Mắt sưng tấy, nóng đỏ và đau, rát.
Mắt cộm ngứa khó chịu, tăng tiết nước mắt.
Mẩn đỏ quanh mắt, thậm chí là nổi mề đay toàn thân.
1.2 Côn trùng cắn
Mắt trẻ có thể bị sưng tấy sau khi bị cắn bởi các loại côn trùng như: muỗi, ong, kiến, bọ... Nguyên nhân là trong nước bọt của các loại côn trùng này thường chứa độc tố hoặc các chất gây dị ứng. Vì vậy, sau khi trẻ bị đốt, hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ sẽ được kích hoạt nhằm loại bỏ các tác nhân có hại ra khỏi cơ thể. Quá trình này khiến xung quanh vị trí bị đốt sưng đỏ, ngứa, ấm nóng và đau.
Đa số trường hợp sưng mắt do côn trùng cắn sẽ dịu dần và khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bị những loại côn trùng nguy hiểm như ong hay kiến ba khoang đốt, mắt trẻ có thể bị sưng tấy, tổn thương nghiêm trọng và cần can thiệp y tế để khắc phục, tránh biến chứng nguy hiểm.
1.3 Viêm kết mạc sơ sinh
Viêm kết mạc là một bệnh lý về mắt khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường do trẻ bị nhiễm trùng khi sinh như: lậu, chlamydia hay herpes. Trong khoảng 2 - 5 ngày sau sinh, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như:
Mắt sưng húp, tấy đỏ và đau.
Mắt tăng tiết dịch và tích tụ ghèn gây khó mở mắt.
Trẻ thường xuyên bị chảy nước mắt.
Viêm kết mạc có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 - 5 ngày tuổi
Trẻ bị viêm kết mạc sơ sinh cần được vệ sinh kỹ càng và can thiệp y tế phù hợp để tránh nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương nghiêm trọng đến thị lực của trẻ sau này.
Mời mẹ tham khảo thêm: Lời khuyên tốt nhất về Điều trị đau mắt đỏ
1.4 Lẹo mắt
Lẹo mắt ở trẻ xảy ra khi một hoặc một vài nang lông mi mắt bị viêm, nhiễm trùng dẫn đến tắc nghẽn. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự phát triển và tấn công của vi khuẩn Staphylococcus vào các nang lông mi.
Lẹo mắt ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng như:
Xuất hiện mụn sưng đỏ trên mí mắt, đầu mụn tích mủ trắng hoặc hơi ngà vàng.
Mắt cộm ngứa, đau nhức như có dị vật.
Mắt đỏ, tăng tiết dịch và tăng đổ ghèn.
Biểu hiện của lẹo mắt là có nốt mụn sưng đỏ trên mí mắt bé
1.5 Trẻ khóc quá nhiều
Mắt là vị trí có nhiều mạch máu nhỏ. Khi trẻ khóc quá nhiều, tuyến lệ bị kích thích hoạt động liên tục và tăng áp lực. Quá trình này làm tăng tuần hoàn máu đến các mạch máu ở mắt, khiến mắt trẻ trông sưng đỏ hơn bình thường.
Khóc quá nhiều cũng là nguyên nhân làm sưng mắt trẻ
Mặt khác, nước mắt được xem là dung dịch nhược trương so với môi trường bên trong tế bào. Vì vậy, khi trẻ khóc quá nhiều, lượng nước mắt liên tục được tạo ra có xu hướng di chuyển từ màng kết vào các mô xung quanh mắt khiến các vùng da quanh mắt bị sưng phù.
Đáng ngại hơn là đôi mắt của trẻ còn khá yếu. Việc khóc liên tục trong thời gian dài có thể khiến giảm miễn dịch ở vùng mắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm, nhiễm trùng và gây sưng vùng mắt.
2. Mắt bé bị sưng - Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trường hợp trẻ bị sưng mắt do những nguyên nhân như: khóc quá nhiều, bị muỗi hay côn trùng đốt nhẹ, ba mẹ có thể theo dõi và chăm sóc mắt cho bé tại nhà. Tuy nhiên, nếu không biết rõ nguyên nhân gì khiến trẻ bị sưng mắt hay mắt bé bị sưng kèm theo các triệu chứng bất thường, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ba mẹ nên cho bé đi khám khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở mắt
Ngoài ra, một số dấu hiệu giúp ba mẹ nhận diện bé cần được khám ngay như:
Mắt bé bị sưng nặng, gây khó khăn khi mở mắt ở một hoặc cả hai bên.
Bé bị sưng mắt kèm theo sốt cao, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng.
Mắt bé bị sưng và đỏ quá mức, không có dấu hiệu cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Bé kêu đau, khó chịu, ngứa rát ở mắt, liên tục dụi mắt và khóc quấy.
3. Phương pháp điều trị tình trạng sưng mắt ở trẻ
Để điều trị tình trạng sưng mắt ở trẻ, ba mẹ nên áp dụng song song các biện pháp điều trị chuyên khoa kết hợp với chăm sóc tích cực nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Dưới đây là một số thông tin chi tiết cho ba mẹ tham khảo.
3.1 Cách điều trị triệu chứng sưng mắt ở trẻ
Để giải quyết triệt để tình trạng sưng mắt ở trẻ, các phác đồ điều trị cần được xây dựng dựa trên nguyên nhân khởi phát triệu chứng này. Dưới đây là một số cách điều trị trong từng trường hợp cụ thể:
Điều trị sưng mắt do dị ứng: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống dị ứng nhỏ trực tiếp vào mắt hoặc uống để khắc phục các triệu chứng: sưng, tấy đỏ, ngứa ngáy ở mắt cho trẻ.
Điều trị sưng mắt do côn trùng cắn: Trẻ có thể cần sử dụng các thuốc như: thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm hay thuốc kháng sinh tùy vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của vết cắn.
Điều trị sưng mắt do viêm kết mạc: Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định: thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh để loại bỏ triệu chứng và ngăn nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
Điều trị sưng mắt do lẹo mắt: Lẹo mắt nhỏ có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần. Trường hợp trẻ bị lẹo nặng, bác sĩ có thể tiến hành chích rạch để loại bỏ dịch mủ bên trong kết hợp dùng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để điều trị.
Điều trị sưng mắt do trẻ khóc quá nhiều: Tình trạng này sẽ tự hết sau một vài giờ, ba mẹ chỉ cần vệ sinh mắt sạch sẽ cho bé và theo dõi tại nhà.
Trẻ bị lẹo mắt nghiêm trọng có thể cần phải chích rạch mụn lẹo
Cần lưu ý, tất cả các biện pháp can thiệp hay thuốc sử dụng trên mắt trẻ cần được chỉ định và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Ba mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay thực hiện chích, rạch, nặn,... trên mắt của trẻ. Những hành động này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và khiến mắt trẻ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
3.2 Mẹo giảm triệu chứng sưng mắt cho trẻ tại nhà
Triệu chứng sưng mắt có thể làm giảm tầm nhìn, khiến bé khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, vui chơi hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, ngoài các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm nhẹ dưới đây:
Chườm mát
Chườm mát là một trong những cách giảm sưng mắt nhanh và an toàn cho trẻ. Việc sử dụng nhiệt độ mát giúp làm co mạch, giảm phản ứng viêm. Điều này giúp hạn chế hiện tượng thoát dịch ngoài lòng mạch và giảm tình trạng sưng phù ở mắt trẻ.
Chườm mắt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và giảm sưng hiệu quả
Cách thực hiện rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần:
Chuẩn bị một chậu nước mát khoảng 30 độ và khăn, gạc sạch.
Nhúng khăn hoặc gạc vào chậu nước, sau đó lau đều trên mắt của trẻ trong khoảng 3 phút.
Hoặc, ba mẹ cũng có thể đắp và giữ nguyên khăn trên mắt nếu trẻ đồng ý.
Lưu ý: Không dùng nước đá và không chườm hay đắp khăn lạnh lên mắt trẻ trong thời gian quá lâu. Điều này có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở mắt, ảnh hưởng không tốt đến mắt của trẻ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh nguy cơ gây nhiễm trùng cho mắt.
Massage mắt
Việc massage mắt giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông ở vùng mắt, từ đó giảm hiện tượng ứ dịch và thoát dịch gây sưng, nề ở mắt trẻ. Bên cạnh đó, việc làm này cũng tạo cảm giác thư giãn, giúp trẻ giảm căng thẳng do các triệu chứng khó chịu gây ra.
Massage mắt giúp thư giãn giảm tích tụ dịch ở các mô quanh mắt, giảm sưng
Cách massage mắt cho trẻ như sau:
Dùng ngón trỏ và ngón giữa di chuyển nhẹ nhàng các vị trí quanh mắt, đồng thời thực hiện xoa nhẹ ở các vị trí đuôi mắt và bọng mắt.
Tiếp tục xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn, lan dần sang phía hai bên thái dương và gò má của trẻ.
Lặp lại động tác khoảng 10 - 15 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Ba mẹ cần nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi massage để tránh đưa vi khuẩn lên mắt trẻ. Ngoài ra, nếu mắt trẻ có các tổn thương hở do dịch côn trùng, vết gãi, mụn lẹo,... ba mẹ cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng và tránh để tay tiếp xúc với những vị trí này trong khi massage.
4. Làm thế nào để phòng tránh sưng mắt ở trẻ
Để phòng tránh tình trạng mắt bé bị sưng, các hiệu quả nhất là ba mẹ cần kiểm soát được các tác nhân khởi phát triệu chứng này ngay từ đầu. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể cho ba mẹ:
Xây dựng và duy trì thói quen vệ sinh mắt - mũi - miệng cho trẻ đều đặn 2 lần/ ngày. Điều này giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các bộ phận.
Chú ý thao tác khi vệ sinh mắt cho trẻ, nên lau nhẹ nhàng, vuốt theo một chiều từ đầu mắt đến đuôi mắt của trẻ, tránh thao tác mạnh khiến mắt trẻ bị tổn thương.
Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân của trẻ như: khăn mặt, chăn, ga, gối,...
Chuẩn bị cho trẻ một bộ vật dụng cá nhân riêng, tránh dùng chung với người trong gia đình hay bạn bè ở lớp.
Đảm bảo trẻ được vui chơi, học tập và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành.
Theo dõi, phát hiện và tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, kích ứng.
Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ nhằm loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh về mắt do virus gây ra.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nhằm đảm bảo cho trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất.
Trong giai đoạn 1 - 6 tuổi, các tế bào mắt của trẻ vẫn trong thời gian phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, ba mẹ nên chủ động bổ sung những sản phẩm giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt cho con, điển hình như Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux.
Trên đây là nội dung xoay quanh vấn đề mắt bé bị sưng. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng mà con đang gặp phải đồng thời định hướng được biện pháp xử lý phù hợp. Nếu cần được hỗ trợ thêm thông tin ngay, ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 5066 để gặp chuyên gia.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
- DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
- Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
- Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: [email protected]
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.