Mục lục
1. Cảm cúm ở trẻ em là gì?
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính do virus gây ra. Tại Việt Nam, cảm cúm thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, phổ biến nhất là giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân.
Cúm là một trong những bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh, có thể lây từ người sang người thông qua các con đường như:
Qua dịch tiết: Người lành tiếp xúc với dịch tiết ở mắt, mũi, miệng của người bệnh. Ví dụ, một trẻ bị cảm cúm dụi mắt, sau đó chạm vào tay vào em bé khỏe mạnh thì em bé này có thể bị nhiễm cúm nếu đưa tay dụi mắt hay mũi mình trong vòng 10 giây sau đó.
Qua tiếp xúc gián tiếp: Dịch tiết của người bị cúm bám vào các vật dụng, sau đó một người khác tiếp xúc với dịch tiết này cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Qua không khí: Người bị cúm có thể trực tiếp thải virus ra không khí khi thở, ho hoặc hắt hơi. Nếu hít phải không khí chứa virus, người khỏe mạnh có thể bị nhiễm bệnh.
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính thường gặp
Thời gian một người có thể lây nhiễm virus cúm tốt nhất là trong vòng 2 - 4 ngày đầu của bệnh. May mắn là, cảm cúm thường rất lành tính, ít khi gây biến chứng nặng trừ các trường hợp đặc biệt như: người trên 65 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai.
Một số biến chứng có thể xảy ra khi cúm mùa tiến triển nghiêm trọng như:
Nhiễm trùng tai: Xảy ở khoảng 5 - 15% trẻ với các dấu hiệu như: sốt sau 3 ngày bị cúm, đau nhức tai kèm theo chảy mủ ở tai.
Suyễn: Biểu hiện qua các đợt thở khò khè, khó hô hấp. Tình trạng này nặng nề hơn ở những trẻ có tiền sử bị suyễn trước đó.
Viêm xoang: Thường xảy ra sau khoảng 14 ngày bị cảm cúm mà không thuyên giảm.
Viêm phổi: Có thể xuất hiện sau khoảng 3 ngày trẻ bị sốt cao, có ho và thở nhanh, biểu hiện rút lõm lồng ngực.
Những trường hợp cảm cúm dẫn đến biến chứng cần được theo dõi kỹ và điều trị xuyên suốt theo phác đồ của bác sĩ, tránh để lại di chứng hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
2. Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở trẻ em
Triệu chứng của cảm cúm rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của cảm lạnh. Thông thường, ở cả trẻ bị cảm cúm và cảm lạnh đều gặp phải tình trạng: sốt, hắt hơi, sổ mũi hay nghẹt mũi. Tuy nhiên, điểm khác biệt của hai bệnh lý này là cảm lạnh có xu hướng tiến triển từ từ, triệu chứng xuất hiện dần dần. Trong khi đó, các triệu chứng của cảm cúm thường xảy ra đột ngột và nặng ngay từ khi xuất hiện.
Cảm cúm ở trẻ em thường tiến triển thành 3 giai đoạn và gây ra các triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh
Khoảng 1- 3 ngày đầu kể từ khi trẻ trẻ tiếp xúc với virus cúm. Hầu hết trẻ đều chưa xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn này. Ba mẹ chỉ có thể phát hiện và dự phòng nguy cơ lây nhiễm cúm thông qua việc trẻ từng tiếp xúc với nguồn lây bệnh trước đó.
Giai đoạn tiến triển
Trong khoảng 5 ngày kể từ khi trẻ xuất hiện triệu chứng đầu tiên, các triệu chứng cảm cúm xuất hiện đột ngột và dồn dập.Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các biểu hiện ở trẻ có thể gồm:
Sốt: Trẻ sốt cao trên 38.5 độ kéo dài kèm theo ớn lạnh liên tục trong khoảng 3 ngày đầu, sau đó hạ dần.
Sổ mũi: Niêm mạc trẻ sung huyết, tăng tiết dịch gây nên tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi trong. Sau đó, nước mũi này có thể chuyển vàng hoặc xanh.
Ho: Phản xạ của hệ hô hấp nhằm đẩy virus ra khỏi cơ thể. Đa số trẻ đều ho khan và hết dần. Trường hợp nhiễm khuẩn, trẻ có thể ho ra đờm xanh, vàng.
Triệu chứng khác: nhức đầu, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy.
Cảm cúm ở trẻ em khiến trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ C
Giai đoạn thoái lui
Trong thời gian này, trẻ hết sốt và các triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, ho và cảm giác mệt mỏi vẫn kéo dài khoảng 10 - 14 ngày trước khi biến mất hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, trong giai đoạn một số trẻ có thể tái nhiễm virus khiến các đợt nối tiếp nhau, kéo dài cả tháng. Tình trạng này thường khiến nhiều ba mẹ rơi vào trạng thái bối rối. Trong trường hợp này, ba mẹ cần theo dõi và điều trị cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần cho trẻ khám ngay nếu có các dấu hiệu:
Trẻ bỏ ăn uống kéo dài.
Trẻ có thái độ, hành vi bất thường như: tâm trạng kích thích, mệt mỏi li bì.
Trẻ khó thở, thở mệt và thở nhanh trên 60 lần ở trẻ dưới 2 tháng, trên 50 lần ở trẻ dưới 1 tuổi và trên 40 lần ở trẻ dưới 5 tuổi.
3. Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ em
Nguyên nhân cảm cúm ở trẻ là do sự tấn công của các loại virus vào hệ thống hô hấp của trẻ. Hiện nay, có 4 loại virus cúm đã được phát hiện bao gồm: A, B, C và D. Trong đó, chỉ có 3 loại virus cúm A, B và C có khả năng gây bệnh trên người.
3.1 Virus cúm A
Virus cúm A là một trong những nhóm virus cúm được phát hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Thống kê cho thấy, có khoảng 75% số ca nhiễm cúm ở người đều liên quan đến virus cúm A.
Theo các nhà nghiên cứu, virus cúm A chứa 8 đoạn ARN và 2 loại protein chính trên bề mặt gồm: protein Haemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA). Người ta dựa vào sự kết hợp giữa kháng nguyên và các loại protein này để phân loại virus cúm A.
Theo đó, Virus cúm A được chia thành nhiều type và mỗi type đều có tính đặc hiệu riêng cho một nhóm ký chủ, cụ thể: cúm A/H1N1 có vật chủ là lợn. cúm A/ H5N1 và cúm A/ H7N9 có vật chủ là ác loại gia cầm. Từ những loại vật chủ này, virus có thể lây lan sang người và từng bùng phát thành các đai dịch. Một trong những đại dịch nghiêm trọng phải kể đến virus cúm A/ H1N1 gây ra 40 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 1918.
Virus cúm A dễ dàng lây qua đường hô hấp thành đại dịch
Đa số trẻ bị cúm A đều có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, những đối tượng đặc biệt như: trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Virus cúm A có thể lây nhiễm 1 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện và kéo dài đến 7 ngày kể từ khi bệnh tiến triển. Các triệu chứng ban đầu của cúm A thường là: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi và đau họng.
Bên cạnh đó, trẻ sốt cao liên tục khoảng 39 - 40 độ C, da và họng sung huyết, quấy khóc, kém ăn và có thể bị khó thở.
3.2 Virus cúm B
Virus cúm B là một nhóm virus cúm khá lành tính, thường không gây ra triệu chứng nặng. Loại virus này chiếm khoảng 25% số ca bệnh bị cúm và hầu hết người bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mắc bệnh, trừ những trường hợp phát sinh vấn đề đặc biệt về sức khỏe như: viêm màng phổi, viêm tai chũm, trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi.
Khác với cúm A, virus cúm B không phân type mà chia thành dòng gồm: B/Yamagata và dòng B/Victoria, dựa trên kháng nguyên. Cúm B có tốc độ lây truyền từ người sang người nhanh nhưng lại ít có nguy cơ trở thành đại dịch do thời gian lành bệnh ngắn, thường trong vòng 7 ngày.
Thời gian ủ bệnh của virus cúm B thường kéo dài từ 24 - 48 giờ
Thời gian ủ bệnh của virus cúm B thường kéo dài khoảng 24- 48 giờ. Triệu chứng trong giai đoạn khởi phát thường là: sốt cao, gai rét, ớn lạnh, đau mình mẩy, đau đầu, mệt mỏi và kiệt sức. Trẻ ho nhiều, cơn ho ngắn và không có đờm.
Sau khi xuất hiện triệu chứng này, trẻ thường sốt cao từ 38 - 39 độ C, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, tiểu ít và giảm lượng nước tiểu. Trường hợp cúm nặng, trẻ có thể bị viêm họng (họng đỏ) và xuất hiện hạch ở cổ.
3.3 Virus cúm C
So với hai loại virus trên, virus cúm C ít gặp và gây ra các triệu chứng nhẹ hơn hẳn. Các triệu chứng thường xuất hiện đơn thuần ở đường hô hấp trên và rất hiếm khi gây biến chứng ở đường hô hấp dưới.
Virus cúm C có thể lây nhiễm trong bán kính 2km
Theo các nghiên cứu, một người chỉ bị lây nhiễm virus cúm C thường khi tiếp xúc với người bệnh trong bán kính 2m hoặc dịch tiết của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với miệng hoặc mũi của người khỏe mạnh.
Thời điểm virus cúm phát tán mạnh mẽ nhất là trong khoảng 3 - 4 ngày sau khi bị bệnh. Các triệu chứng cúm C thường phát triển sau khoảng 2 ngày nhiễm bệnh.
4. Cảm cúm ở trẻ thường khỏi sau bao lâu?
Chắc hẳn đến đây ba mẹ đều thắc mắc: "Cảm cúm bao lâu thì khỏi?". Câu trả lời là thời gian khỏi cúm khác nhau ở từng cá thể và có sự phụ thuộc vào một số yếu tố như:
Loại virus gây bệnh: Thời gian từ khi nhiễm đến khi khỏi bệnh cúm A thường dao động khoảng 10 - 20 ngày, trong khi đó cúm B là 7- 10 ngày và cúm C là khoảng 5 - 7 ngày.
Thể trạng của trẻ: Những trẻ lớn có hệ miễn dịch tốt thường sẽ có thời gian khỏi bệnh nhanh hơn những trẻ nhỏ, trẻ có sức đề kháng yếu hay đang mắc các bệnh lý khác.
Cách chữa cảm cúm ở trẻ em: bù nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, nghỉ ngơi hợp lý và giảm nhẹ triệu chứng. Nếu được áp dụng đầy đủ, trẻ sẽ có thể lực tốt hơn, giảm triệu chứng khó chịu và nhanh khỏi bệnh hơn những trẻ không được chăm sóc tốt.
Trẻ có thể trạng tốt thường có thời gian lành bệnh nhanh
Vì bản chất nguyên nhân gây bệnh là do virus nên việc hồi phục cơ thể phụ thuộc chủ yếu hệ miễn dịch của trẻ. Để trẻ khỏi nhanh nhất có thể, ba mẹ cần tập trung giảm nhẹ triệu chứng, khôi phục và tăng cường thể lực cho con bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cần tránh tâm lý nôn nóng, sử dụng thuốc theo cảm tính khi không có chỉ định của bác sĩ.
5. Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ
Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ em cần dựa trên nguyên tắc chung là cách ly trẻ với các loại virus gây bệnh. Ba mẹ có thể thực hiện điều này bằng nhiều biện pháp, bao gồm:
5.1 Thực hiện phòng bệnh chung
Các virus gây bệnh có thể xuất hiện ở môi trường sinh hoạt chung, đặc biệt là trong cộng đồng. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm virus cúm cho trẻ, ba mẹ cần:
Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi di chuyển ở những khu vực nhiều người qua lại, đặc biệt là trong thời điểm đang có dịch cúm.
Nhắc nhở trẻ không nên dụi tay lên mắt, mũi.
Tăng cường rửa tay cho trẻ, đặc biệt là sau khi chơi ở các khu vực vui chơi công cộng, tiếp xúc với các đồ vật chung ở môi trường có người mắc bệnh.
Giúp trẻ vệ sinh hô hấp sạch sẽ khi ho, khạc.
Hạn chế tiếp xúc ở các khu vực đông người vào thời điểm có dịch bùng phát.
Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang để phòng bệnh
5.2 Tiêm vắc xin cúm
Tiêm vắc xin phòng cảm cúm ở trẻ em là biện pháp chủ động và hiệu quả giúp hạn chế nguy cơ mắc cúm. Phương pháp này cũng giúp giảm nhẹ triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng khi trẻ bị mắc cúm.
Khi tiêm cúm cho trẻ, ba mẹ cần lưu ý như sau:
Nên tiêm cúm cho trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 8 tuổi.
Vắc xin cúm thường có hiệu lực trong 1 năm nên cần tiêm nhắc lại vào năm sau.
Cần thực hiện kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm cúm, tránh tiêm khi trẻ đang có các bệnh lý hô hấp hay các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tiêm phòng giúp tạo miễn dịch cho trẻ
5.3 Chủ động tăng cường miễn dịch cho trẻ
Những trẻ có miễn dịch tốt có thể hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm virus cúm. Hoặc, nếu nhiễm thì các triệu chứng của trẻ nhẹ hơn, thời gian khỏi bệnh nhanh và nguy cơ biến chứng thấp hơn. Điều này lý giải tại sao các chuyên gia nhi khoa thường khuyên ba mẹ nên chủ động bổ sung các sản phẩm giúp trẻ tăng cường miễn dịch.
Siro tăng đề kháng REISHI KIDS® PROTECT giúp tăng miễn dịch cho trẻ
Một trong những sản phẩm được tin tưởng nhất hiện nay là là Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ REISHI KIDS® PROTECT. Sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn bởi các ưu điểm vượt trội như:
Là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chiết xuất từ Linh chi hữu cơ dành cho trẻ.
Thành phần chứa Beta Glucan kết hợp thêm Kẽm và Vitamin C cho tác dụng hiệp đồng, giúp tăng đề kháng cho trẻ hiệu quả và bền vững.
Toàn bộ nguyên liệu đều có nguồn gốc hữu cơ, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ nhỏ.
Sản phẩm được phân liều chi tiết theo độ tuổi và cân nặng của trẻ nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
Dạng siro dễ dùng, hương lê thơm ngon tạo tâm lý thích thú cho trẻ khi sử dụng.
Ba mẹ có thể sử dụng Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ REISHI KIDS® PROTECT như một sản phẩm tăng đề kháng thường quy. Hoặc, trong thời gian trẻ bị cảm cúm, sản phẩm có thể được dùng với vai trò hỗ trợ điều trị, giúp giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian khỏi bệnh.
Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ REISHI KIDS® PROTECT hiện đã được phân phối tại các phòng khám, hiệu thuốc, shop mẹ và bé trên toàn quốc. Ba mẹ cũng có thể mua sản phẩm TẠI ĐÂY.
Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề cảm cúm ở trẻ em. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con. Nếu cần tư vấn thêm, ba mẹ vui lòng liên hệ qua hotline 1900 5066 để được chuyên gia hỗ trợ sớm nhất.
Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của Beta Glucan & Triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và Vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
- Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (khi kết hợp với thuốc điều trị).
- Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
- Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: [email protected]
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.